Bài học về tác động của các chính sách điều tiết của Nhà nước

 

Các chính sách tài chính – tiền tệ có ảnh hưởng lớn tới thị trường bất

động sản. Nó có thể khiến cho thị trường nóng lên nhanh chóng rồi lại đột ngột suy giảm.

 

Lãi suất liên bang ở Mỹ giảm khiến cho lãi suất vay thế chấp có điều

chỉnh cũng giảm. Người dân ồ ạt mua nhà bằng các khoản vay thế chấp, đẩy giá nhà lên cao. Khi lãi suất tăng, mức lãi suất điều chỉnh của các khoản vay này cũng vì thế mà tăng theo. Thị trường bất động sản sụt giảm, giá nhà rớt xuống nhanh chóng. Những người đi vay thế chấp mua nhà, nhất là những người vay thế chấp dưới chuẩn không có khả năng trả lãi và thanh toán các khoản nợ đến hạn thì phải đối mặt với nguy cơ bị tịch thu nhà. Như vậy, việc

 

 

cắt giảm lãi suất với mục tiêu phục hồi nền kinh tế đang trên đà suy thoái của

Cục dự trữ liên bang Mỹ đã làm xuất hiện bong bóng bất động sản. Và cũng chính những tác động đến lãi suất với mục tiêu kiềm chế lạm phát thông qua việc tăng lãi suất đã làm vỡ quả “bong bóng” đó. Thị trường bất động sản sau một thời gian bùng nổ đã rơi vào khủng hoảng và để lại những hậu quả nặng nề.

 

Ở Việt Nam, kể từ khi thị trường tín dụng bất động sản phát triển thì

ảnh hưởng của các chính sách tài chính – tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước ngày càng rõ rệt. Trong bối cảnh lạm phát đang ở mức cao như hiện nay, việc kiềm chế lạm phát là một điều thiết yếu. Tuy nhiên, cũng cần nhìn từ bài học của Mỹ để thấy rằng, bất kỳ một sự tác động nào của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Do đó, cần phải tính đến các khả năng có thể xảy ra đối với thị trường khi đưa ra các biện pháp can thiệp.