Dương Quân Tùng với thuật phong thủy
- 2176 Views
- August 24, 2018
- Phong Thủy
Vốn tên là ích, tự Thúc Mậu, hiệu Cứu Bần, người Đậu châu (nay là phía nam huyện Tín Nghi tỉnh Quảng Đông) đời Đường. Thời Hi Tông, ông làm Quốc sư, làm quan đến chức Kim tứ quang lộc đại phu, phụ trách công việc địa lý của Linh Đài. Năm Quảng Minh (năm 880), khi nghĩa quân Hoàng Sào tiến đánh kinh đô, Dương Quân Tùng thửa cơ rối ren đã lấy trộm sách Thiên cơ thư cất trong hộp ngọc của hoàng thất rồi trốn đến núi Côn Luân, sau đến Kiền châu hành nghề địa lý phong thủy, sáng lập nên phai Giang Tây, được đời sau tôn là tổ sư chính tông của Thuật Phong thủy.
Học thuyết của ông lấy hình pháp làm chính, chú trọng hình thế sông núi, phối hợp Long – Huyệt – Sa – Thủy, chú trọng bám sát thực địa, mà ít dung phép suy lý. Về sau do học thuyết này lấy hình pháp làm chỗ dựa, bởi vậy chủ yếu được áp dụng cho Phong thủy âm trạch, mà ít cho phong thủy dương trạch. Trước tác có Hám Long Kinh 1 quyển, Nghi long kinh 1 quyển, Táng pháp chế trượng còn gọi là Thập nhị trượng pháp 1 quyển, Thanh nang áo ngữ 1 quyển, Thên ngọc kinh 1 quyển, Hắc nanh kinh, Tam thập lục long. Nhưng việc và sách của ông không thấy chép trong sử truyện; duy Trực trai thư lục giải đề của Trần Chấn Tôn và Tống sử. Nghệ văn chí có chép 12 trước tác đề là của Dương Cứu Bần soạn. Các chuyện về ông phần lớn la do các nhà phong thủy lưu truyền.