Đặc điểm hình thái vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas
- 459 Views
- August 24, 2018
- Tin Tức
a. Phân loại:
Theo Bùi Quang Tề (2006), vi khuẩn Aeromonas được phân loại như sau:
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Grammaproteobacteria
Bộ: Aeromonadales
Họ: Aeromonadaceae
Giống: Aeromonas
Trong giống Aeromonas chia làm 2 nhóm
Nhóm 1: Aeromonas không di động (A. Salmonicida) thường gây bệnh trên cá nước lạnh.
Nhóm 2: Aeromonas di động (A. Hydrophyla), (A. Sobria), (A. Caviae). Đặc điểm chung của ba loại vi khuẩn này là di động bằng tiên mao.
b. Phân bố:
Chúng sống trong môi trường nước ngọt, gây bệnh cho động vật thủy sinh, phát triển trong môi trường yếm khí. (Bùi Quang Tề, 2006)
c. Hình thái:
Vi khuẩn Gram âm, dạng hình que ngắn hai đầu tròn. Kích thước 0.5 – 1 um, thành phần Guanin + Cytozin trong ADN là 57 – 63 mol%. Sự hoại tử thử trên máu thỏ của hai loài vi khuẩn A. hydrophyla khác với A. sobria (Olivier vµ ctv, 1981). A. hydrophyla dung huyết trên thạch máu khi nuôi cấy ở nhiệt độ 100C và 300C nhưng A. sobria chỉ dung huyết ở 300C. các vi khuẩn từ Aeromonas đều được phân lập từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A. hydrophyla.
Vi khuẩn Pseudomonas
a. Phân loại:
Theo Bùi Quang Tề (2006), vi khuẩn Pseudomonas được phân loại như sau:
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Grammaproteobacteria
Bộ: Pseudomonadales
Họ: Pseudomonadaceae
Giống: Pseudomonas
b. Phân bố:
Chúng phân bố trong môi trường đất – nước, chúng có thể gây bệnh cho người, động vật, thực vật. Chúng phát triển trong môi trường đơn giản và hiếu khí. Đa số chúng có thể oxy hóa hoặc số ít không oxy hóa và không lên men trong môi trường O/F Glucose. (Bùi Quang Tề, 2006)
c. Hình thái:
Vi khuẩn Gram âm hình que hoặc hơi uốn cong, không sinh bào tử. Di chuyển bằng một hoặc nhiều tiên mao. Chúng sinh sắc tố màu vàng xanh, xanh, xanh nhạt. Giới hạn nhiệt độ phát triển rộng từ 4-430C. Thành phần Guamin, Cytoxin trong DNA là 55-64 mol %. Chúng được phân lập từ da, gan, thận và là tác nhân gây bệnh ở cá (P. fluorescens, P. chlororaphis, P. anguilliseptica, P. dermoalba, P. putida).