Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động

 

Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động: là những yếu kém còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu lao động và cần được khắc phục.

Hạn chế trong xuất khẩu lao động có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nhưng có thể đánh giá nó thông qua:

  • Sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu lao động.

Muốn nói tới khả năng tham gia và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lao động. Nó lại đựơc đo bằng: chất lượng và kỷ luật lao động của người lao động.

Chất lượng lao động bao gồm:

+ Trình độ, tay nghề: kiến thức, kỹ năng, hiểu biết mà người lao động đã được đào tạo trước khi đi cũng như khả năng tiếp thu công nghệ mới của người lao động.

+ Trình độ ngoại ngữ: khả năng nói, nghe thậm chí là đọc, viết ngoại ngữ của nước sẽ tới.

+ Sức khoẻ: chiều cao, cân nặng, thể trạng, khả năng thích nghi với môi trường mới của người lao động. Ngoài ra còn một số yêu cầu riêng tuỳ theo nghề.

Kỷ luật lao động: là ý thức của ngưòi lao động trong việc tuân thủ các quy định tại nơi làm việc cũng như các quy định trong hợp đồng lao động.

  • Tính đa dạng của thị trường xuất khẩu lao động.
  • Công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của nhà nứơc.

Là toàn bộ hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách liên quan đến xuất khẩu lao động mà nhà nứơc đã ban hành và việc tiến hành triển khai thực hiện chúng.

  1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động.

Người ta dùng rất nhiều các tiêu thức khác nhau để đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động. Bài viết sử dụng hai chỉ tiêu cơ bản sau:

  • Hiệu quả về kinh tế

Là những lợi ích vật chất mà các chủ thể của nước xuất khẩu lao động (nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, ngừơi lao động) nhận được thông qua hoạt động xuất khẩu lao động.

Cụ thể như sau:

+ Với người lao động: đó là thu nhập sau thuế và các hàng hoá có giá trị có thể gửi về nước.

+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: là lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu lao động.

+ Nhà nước: là nguồn ngoại tệ thu về.

  • Hiệu quả về xã hội

Là tất cả những lợi ích phi vật chất có thể có được trực tiếp qua hoạt động xuất khẩu lao động hoặc phát sinh từ hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định, phồn vinh, hạnh phúc.

Biểu hiện:

+ Khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động;

+ Khả năng giải quyết công ăn việc làm;

+ Mỗi quan hệ giao lưu hợp tác với nước bạn.

Và một số các khía cạnh khác liên quan đến phúc lợi xã hội.