Cây xanh trong giải pháp thiết kế và tiết kiệm điện năng

2.1 Cây xanh trong quy hoạch:

Trong khu ở, cây xanh cần được quy hoạch làm 3 thành phần vành đai, công viên vườn hoa và đường phố

Giải pháp bố trí cây xanh đảm bảo các yêu cầu dẫn gió, chống ồn, chống bụi, cải thiện vi khí hậu trang trí, tạo cảnh quan. Chọn cây dễ trồng, dễ thích nghi, chịu gió bão tốt, ít rụng lá, không dẫn dụ côn trùng có hại….

2.2 Cây xanh trong công trình:

Thiết kế cây xanh trong công trình theo nguyên tắc làm mát, chắn năng mùa hè, cản gió lạnh mùa đông. Trong nhà thấp tầng không bố trí cây chắn gió hướng nam, rào cây hướng đó chỉ cao tối đa 0,7m, có thể trồng cây leo tường, trên mái để làm mát. Trong nhà chung cư cao tầng sử dụng cây xanh làm bộ lọc khí hậu của nhà bằng vườn trời, cây leo kết hợp với kết cấu chắn nắng, trồng cây trên mái.

3. Thiết kế thông gió tự nhiên:

3.1.1 Mục đích của tổ chức thông gió tự nhiên cho công trình nhà ở:

Nhằm giảm tiêu thụ năng lượng cho thiết bị thông gió, làm mát nhà ở.

3.1.2 Sự hình thành gió tự nhiên trong nhà:

Do phân bố áp lực khí động không đều trên các mặt nhà, chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng nội và ngoại thất.

3.1.3 Các kiểu thông gió tự nhiên:

Thông gió chéo, thông gió 1 mặt, thông gió nhờ hiệu ứng ống khói.

3.1.4 Mối quan hệ giữa góc gió thổi, kích thước và hình dạng công trình với trường gió chịu chi phối bởi các mối quan hệ:

Chiều cao nhà và trường gió, Chiều dài nhà và trường gió,Chiều dày nhà và trường gió, Các kiểu mặt bằng và góc gió thổi tới trường gió

3.1.5 Các hiệu ứng gió cạnh công trình:

– Hiệu ứng xoáy xuống

– Hiệu ứng góc

– Hiệu ứng xoáy lên

– Hiệu ứng khe hở

Tổ chức thông gió tự nhiên trong quy hoạch tiểu khu xây dựng                                                                        

Mặt bằng có các kiểu bố trí: song song, cài răng lược, giật khấc. Dùng mạng giao thông để thông gió bằng cách đặt đường chính theo hướng gió. Lợi dụng địa hình để thông gió bằng cách bố trí công trình trên sườn dốc đón gió mát mùa hè và khuất gió mùa đông, có thể cải tạo, đào đắp địa hình để hỗ trợ. Mặt nước có thể làm độ gió thổi mùa hè giảm đi 10oC khi thổi qua, khu vực làm mát hiệu quả đạt đến 400m từ mép nước. Cây xanh có thể sử dụng làm đổi hướng gió và chắn gió trong quy hoạch. Bố trí nhà cao thấp hợp lý sẽ làm khả năng thông gió toàn khu có hiệu quả tốt.

 3.1.7 Tổ chức thông gió tự nhiên trong công trình nhà ở

Đối với nhà thấp tầng riêng lẻ nên bố trí hướng, sân, cây xanh, hồ ao chắn được gió lạnh mùa đông, đón được gió mát mùa hè. Trong nhà bố trí các phòng chính đầu hướng gió mát, các phòng phụ chắn gió lạnh mùa đông, thiết kế tạo hiệu quả phối hợp thông gió xuyên phòng và ống khói. Kết hợp việc mở cửa, tổ chức giếng trời với hành lang để thông gió trong nhà.

 

Công tác xây dựng và phát triển KCN tại Việt Nam

Trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước như hiện nay, hệ thống các KCN ngày càng phát huy được vai trò đầu tàu, là động lực quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH – HĐH. Các Khu công nghiệp Việt Nam (ベトナム 工場)hiện nay đang là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường toàn cầu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh,…Và tính đến đầu tháng 10/2014 cả nước có 295 KCN đã đi vào hoạt động trên tổng số 461 KCN được quy hoạch. Tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm như Đông Nam Bộ, với 100 KCN, Đồng bằng Sông Hồng với 76 KCN và Tây Nam Bộ với 51 KCN. 

Điển hình về xây dựng và phát triển các KCN là các tỉnh, thành phố Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Long An. Hiện nay, các KCN tại Long An đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các nhà đầu tư đến từ Nhật nhờ khu dịch vụ nhà xưởng xây sẵn của công ty CP Kizuna – JV. 

Mọi thông tin chi tiết về Kizuna xin vui lòng liên hệ:

Ms.Shirakawa +84 913 716 702 (Japanese & English)
Mr.Tuan +84 913 716 783    (Vietnamese & Korean)
Email: [email protected]       Website:www.kizuna.vn

 

.